Mặt tiền cửa hàng - những vấn đề cần lưu ý

Bài viết là ý kiến cá nhân của Naki Wood Studio đã đúc kết sau quá trình thiết kế & thi công khá nhiều công trình dịch vụ và dưới đây là những chia sẻ áp dụng cho loại hình kinh doanh thời trang với những mặt tiền và diện tích phổ thông đặc trưng của nhà phố hiện tại. Tất nhiên vẫn còn rất nhiều những yếu tố giúp cho 1 công trình được hiện thực hoá hoàn chỉnh nhưng cũng rất mong những kiến thức nhỏ này góp phần giúp những bạn đang có ý định kinh doanh có thêm được tính toán phục vụ cho công việc tốt hơn.

Đầu tiên chúng ta hãy nhìn nhận thực tế rằng việc đi thuê nhà đã rất khó rồi thế nên để được 1 ngôi nhà thuê ưng ý về mọi mặt là điều còn vất vả hơn rất nhiều, chưa kể việc được tái cải tạo liệu có bị khó dễ không còn là chuyện phải phụ thuộc rất nhiều vào chủ nhà nữa. Dưới đây Naki sẽ chia ra 4 loại mặt tiền nhà phố ( dưới 3 tầng ) phổ thông nhất mà chúng ta rất thường xuyên gặp để phân tích về ưu, nhược trong việc tạo ra 1 mặt tiền đẹp để kinh doanh ( nhớ là m chỉ nói về vấn đề mặt tiền kinh doanh các bạn nhé ) và biện pháp cơ bản để xử lý nhé!

1: Mặt tiền có phần ban công tầng 2 đua ra (chỉ đua ban công):

  • Ưu điểm:

Về loại hình mặt tiền này cơ bản mà nói thì là nhiều nhất bởi đại đa số các hộ gia đình khi xây dựng đều muốn có khoảng không trước mặt nhà ( ngắm phố phường, trồng hoa, đặt cục nóng điều hoà v...v...), rất tiện lợi kể cả trong việc cứu hộ cứu nạn khi xảy ra hoả hoạn, bão lũ v...v... và ngay cả việc thi công biển quảng cáo cũng đơn giản ( cứ lan can sẵn đấy bắn khung ốp tấm vào là xong)

  • Nhược điểm:

Chính vì có ban công đua ra nên nhìn chung sẽ tạo ra 1 khối trên của phần cửa mặt tiền tầng 1, và về đặc điểm kiến trúc thì ban công sẽ đua ra ít nhất 1-1,2m tạo cảm giác nặng nề, thô kệch và khá phổ thông, nếu k tính toán tốt về mặt thẩm mỹ thì sẽ rất nhàm mắt khiến cho thương hiệu khó có dấu ấn riêng ( bởi dạng mặt tiền có ban công này được dùng nhiều nhất ).

Chưa kể nếu cả 2-3 tầng đều vậy thì nhìn mặt tiền sẽ còn vụn và xấu đi rất nhiều nữa ( thòi ra thụt vào khiến chúng ta có cảm giác ngắt quãng mắt nhìn và rất khó để khách hàng nắm bắt được hết thông tin...)

  • Cách khắc phục nhược điểm:

Nếu chỉ kinh doanh tầng 1 thì hãy lấy chính gầm ban công để khai thác vấn đề điểm nhấn ( ốp gầm ban công bằng những vật liệu tạo hiệu ứng giúp format cửa hàng được đồng bộ hoặc dùng các biện pháp bố trí ánh sáng để khiến chỗ nặng nề tối tăm nhất đó trở thành điểm nhấn về thị giác...). Phần biển quảng cáo có thể tận dụng lancan sao cho ăn nhập với gầm ban công ( vật liệu, đèn chiếu sáng, màu sắc, tên thương hiệu...), hãy nhớ rằng sự đồng bộ trong thiết kế sẽ tạo ra tính chất nhận diện nhanh nhất cho 1 thương hiệu dù rằng chúng ta chỉ có 1 tầng và diện tích dành cho việc thiết kế mặt tiền là không nhiều nhưng chắc chắn sẽ khả quan hơn rất nhiều đó.

-Nếu kinh doanh 2 tầng ( có Display Windown là kính để trưng bày sản phẩm ) thì sẽ dễ dàng hơn nhiều khi diện tích dành cho việc thiết kế mặt tiền đã lớn hơn, khi đó phạm vi sử dụng vật liệu, màu sắc, ánh sáng, và thương hiệu từ đó cũng sẽ được nhiều lên. Vì vậy, quan điểm của Naki đó là diện tích tăng đến đâu chúng ta khai thác thiết kế nhiều đến đó, ở đây có thể áp dụng tập trung nhấn vào lancan, Display Windown và phần cao độ của mặt tiền (trên Display Windown tiếp giáp với tầng 3 ) và hãy nhớ về yếu tố đồng bộ các bạn nhé, chỉ khác 1 điều rằng vì diện tích đã lớn hơn so với việc kinh doanh 1 tầng thế nên là hãy dành ra điểm nhấn đắt giá nhất để có thể giúp mắt nhìn của khách hàng được thu hút, tập trung nhất các bạn nhé ( màu sắc, ánh sáng, sản phẩm kinh doanh, tên thương hiệu...)

Mặt tiền phẳng ( đúng hơn là mặt tiền không có ban công hoặc đua ra của các tầng trên)

  • Ưu điểm:

Mặt tiền tầng 1 và các tầng trên đều có sự quy hoạch ngay ngắn tạo ra 1 diện phẳng không thò thụt, vốn dĩ sự ngay ngắn chuẩn chỉnh đã là cái đẹp mà người đi thuê vô tình đã được sở hữu rồi, chưa kể để tạo hình và thiết kế cũng có rất nhiều giải pháp để trở thành 1 sản phẩm đẹp ( cả tiết kiệm & cầu kì)

  • Nhược điểm:

Cá nhân Naki thấy 1 nhược điểm duy nhất đó là nếu những nhà bên cạnh áp dụng 1 trong 2 loại hình đã kể trên ( đua ra) thì về mặt thị giác sẽ khiến cửa hàng bị che khuất hơn dẫn đến việc khách hàng sẽ bị phân tán khó nhận diện, ngoài ra thì chưa thấy nhiều nhược điểm nghiêm trọng nào!

  • Cách khắc phục nhược điểm:

Nếu bạn chọn phong cách tối giản ( màu sắc nhẹ nhàng, mọi thứ đều đơn giản ) thì hãy cùng KTS cân đối thật kỹ về tỷ lệ để mỗi 1 chi tiết ( vật liệu, màu sắc, ánh sáng, tên thương hiệu...) vốn dĩ cũng đã thể hiện được hiệu ứng nhận diện rồi, ngoài ra hãy dành cho loại hình mặt tiền này sự ưu tiên tuyệt đối về ánh sáng vào ban đêm để nó trở nên đơn giản nhưng không hề tầm thường nhé! Ngoài ra với 1 diện phẳng mặt tiền này thì vấn đề tài chính dành cho việc sử dụng vật liệu khi thi công sao cho đáp ứng được việc tạo ra hiệu ứng nhận diện cũng là 1 lưu ý quan trọng các bạn nhé, bởi nếu quá đơn giản thay vì tốt thì lại phản tác dụng đó!

Trên đây là một số công dự án mà Naki Wood Studio có cơ hội triển khai, vẫn còn rất nhiều những yếu tố giúp cho 1 công trình được hiện thực hoá hoàn chỉnh nhưng cũng rất mong những kiến thức nhỏ này góp phần giúp những bạn đang có ý định kinh doanh có thêm được tính toán phục vụ cho công việc tốt hơn.

Next
Next

Relic - fashion store opening